Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

Ngành tư vấn Việt Nam


Có thể nói, ngành tư vấn Việt Nam đã bắt đầu phát triển. Trong nước đã có nhiều công ty chuyên tư vấn về thương hiệu, chiến lược, quản trị... được hình thành.

Không những thế, nhiều công ty nước ngoài cũng đã thâm nhập thị trường. Tuy nhiên, do không đánh giá tốt về ngành tư vấn Việt Nam nên nhiều doanh nghiệp (DN) trong nước thường sử dụng nhà tư vấn nước ngoài.
Nhưng các DN này đã quên một điều là nhà tư vấn nước ngoài không thể thấu hiểu DN, văn hóa của các công ty trong nước bằng các nhà tư vấn Việt Nam. Vì vậy, khi nhận tư vấn họ phải thuê lại các công ty Việt Nam.
Nói theo cách của ngành xây dựng thì công ty nước ngoài là thầu chính, còn công ty trong nước là thầu phụ. Với cách làm này, các DN Việt Nam phải trả chi phí rất cao cho thương hiệu nước ngoài nhưng sản phẩm thực chất là do người Việt Nam làm.

Tôi cảm thấy buồn vì không phải chúng ta bị người nước ngoài kỳ thị, mà chính người Việt kỳ thị người Việt. Tôi đã từng nhận tư vấn cho nhiều công ty nước ngoài về xây dựng hệ thống quản trị công ty, nhưng với các DN trong nước thì lại khó tiếp cận.
Mới đây nhất, tôi đã tư vấn cho một tập đoàn đa quốc gia về xây dựng hệ thống quản trị hiệu quả công việc và mô hình năng lực. Dù tập đoàn này đã có mô hình quản trị hệ thống công ty nhưng họ vẫn mời tôi về tư vấn và điều chỉnh hệ thống đó.
Họ không ngại tôi là người Việt Nam, trong khi đó, với các DN Việt Nam thì điều đầu tiên họ đòi hỏi là phải có chuyên gia nước ngoài. Đó là một trong những khác biệt về quan điểm, cách nhìn nhận vấn đề của DN trong nước và nước ngoài. Điều này cho thấy hy vọng về chất lượng tư vấn vẫn còn rất cảm tính.

Tư vấn là một nghề, tư vấn không phải chỉ là nói suông. Tư vấn có vai trò hỗ trợ, giúp DN phát triển.
Một công ty tư vấn về chiến lược và quản trị tốt phải hội đủ hai yếu tố: có chuyên gia về học thuật chuyên nghiên cứu các mô hình về quản trị, chiến lược giỏi và phải có những người trải nghiệm thực tế. Nếu công ty tư vấn hội đủ cả hai yếu tố về nghiên cứu lẫn trải nghiệm thì đó là một công ty tư vấn tốt.

Trên thực tế, hiện nay nhân viên tư vấn Việt Nam phần nhiều rơi vào hai thái cực: hoặc chủ yếu làm công tác nghiên cứu, hoặc dựa vào trải nghiệm nhưng không có mô hình đào tạo. Khá hiếm các công ty tư vấn Việt Nam hội đủ hai yếu tố này.
Trong khi đó, các chuyên gia tư vấn nước ngoài hội đủ hai yếu tố trên nhưng lại thiếu về hiểu biết văn hóa, thích ứng với môi trường nên họ vẫn cần có chuyên gia Việt Nam hỗ trợ.

Thời gian vừa qua, nhiều công ty tư vấn nước ngoài đã thực hiện nhiều dự án tư vấn cho các công ty trong nước với khoản phí lớn. Chẳng hạn như McKinsey mới vào Việt Nam một thời gian ngắn nhưng đã thực hiện tái cấu trúc cho một số ngân hàng với kinh phí rất lớn.
Tất nhiên McKinsey là một tập đoàn lớn, nổi tiếng trên thế giới, nhưng những ngân hàng này có thể tiết giảm chi phí nếu thuê chuyên gia tư vấn trong nước. Nhiều người cho rằng chi phí cao thì chất lượng cũng cao.
Điều này chưa hẳn đúng. Theo tôi, các chuyên gia tư vấn trong nước cũng không thua gì chuyên gia nước ngoài. Vấn đề quan trọng là chọn đúng người tư vấn và sử dụng đúng năng lực của người tư vấn đó.
Thương hiệu cũng có vai trò nhất định trong tổ chức hệ thống, nhưng vấn đề cốt lõi vẫn là con người. Thực ra, rất nhiều chuyên gia tư vấn trong nước đã có những trải nghiệm khi làm việc ở nước ngoài và họ có mối quan hệ tốt với những chuyên gia các nước.
Hiện tại, chúng tôi quan hệ với nhiều công ty tư vấn chiến lược và quản trị ở nhiều nước và hoàn toàn có thể có những kết nối để cùng họ đồng hành. Không chỉ ở Global Elite Consulting Corporation, hiện có rất nhiều chuyên gia tư vấn trong nước đã có trải nghiệm từ các tập đoàn đa quốc gia.
Vì vậy, họ có cơ hội va chạm ở các nền văn hóa và công tác quản trị ở nhiều quốc gia trong khu vực nên trong tầm nhìn của họ có sự đổi mới và họ có năng lực để quay về hỗ trợ các DN Việt Nam.

Để ngành tư vấn phát triển hơn nữa, điều quan trọng đầu tiên là nên thay đổi quan điểm về tư vấn. Thứ hai là cần có một hiệp hội ngành nghề tư vấn để những chuyên gia tư vấn có thể trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau và giúp cho ngành tư vấn Việt Nam phát triển.
Các DN nên yên tâm chọn lựa các công ty tư vấn trong nước vì Việt Nam vẫn có những nhà tư vấn giỏi, chuyên gia giỏi, vấn đề là phải tìm đúng người và phải có kỹ năng trong lựa chọn nhà tư vấn.

NGUYỄN ĐĂNG DUY NHẤT -
Chủ tịch CMO Worldwide Việt Nam - CEO Global Elite Consulting Corporation
(Theo Doanhnhansaigon)

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Giải thưởng Vietnam HR Awards do Talentnet, đối tác của CMO Council Việt Nam và Global Elite Consulting Corporation tổ chức

Kính mời các doanh nghiệp có tiềm năng tham gia Giải thưởng Vietnam HR Awards do Talentnet, đối tác của CMO Council Việt Nam và Global Elite Consulting Corporation tổ chức. Mọi thông tin vui lòng truy cập vào trang web:
GIỚI THIỆU GIẢI THƯỞNG
Chương trình Vietnam HR Awards là phiên bản độc quyền tại Việt Nam được Talentnet mua bản quyền từ chương trình The Singapore HR Awards rất nổi tiểng tại Singapore, phối hợp cùng Báo Lao động và Xã hội, đơn vị truyền thông chính thức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đây là chương trình giải thưởng tìm kiếm và vinh danh những doanh nghiệp xuất sắc trong việc hoạch định và thực hiện chính sách nhân sự hiệu quả, góp phần thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lẫn chất lượng cuộc sống của nhân viên.
Chương trình đã được khởi động xây dựng và phát triển từ tháng 3 năm 2013 sau nhiều cuộc trao đổi và thảo luận giữa các chuyên gia và được chính thức giới thiệu tại Việt Nam vào tháng 8 năm 2014.
Giải thưởng Vietnam HR Awards tự hào là giải thưởng chiến lược và có giá trị quan trọng nhất cho ngành nhân sự cũng như doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam.

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

CMO Council Vietnam và Global Elite Consulting Corporation cố vấn cho Diễn Đàn Thương Hiệu Việt Nam (Vietnam Value)

VIETRADE - Ngày 20/12/2013 tại thành phố Hồ Chí Minh, Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam lần thứ 2 năm 2013 đã diễn ra với chủ đề: “Phát triển thương hiệu ngành cho sản phẩm và doanh nghiệp Việt nam”. Đây là chương trình do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Vụ Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin – Truyền thông) tổ chức.

“Diễn đàn thương hiệu Việt Nam” là chương trình thường niên được tổ chức trong khuôn khổ của chuỗi hoạt động Chương trình Thương hiệu quốc gia (Vietnam Value) – chương trình duy nhất do Chính phủ Việt nam tiến hành với mục địch quảng bá hình ảnh quốc gia, Thương hiệu quốc gia thông qua các sản phẩm. Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam năm 2013 được tổ chức lần lượt tại hai thành phố lớn – Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nơi quy tụ những Doanh nghiệp có Thương hiệu, sản phẩm nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả trên trường quốc tế.

 (Ong Nguyen Dang Duy Nhat dang dieu phoi thao luan)
Ngoài ra, chương trình lần này tại thành phố Hồ Chí Minh còn có sự góp mặt và tham gia của các Doanh nghiệp đạt danh hiệu VIBrand – chuỗi hoạt động xúc tiến đầu tư cho các sản phẩm và dịch vụ Công nghệ thông tin thương hiệu Việt do Bộ Thông tin – Truyền thông chủ trì. Thông qua diễn đàn, doanh nghiệp Việt Nam đã có cơ hội được gặp gỡ, trao đổi chuyên sâu với các chuyên gia kinh tế, chuyên gia thương hiệu và được lắng nghe những kinh nghiệm và bài học quý báu từ những nhà lãnh đạo đến từ các thương hiệu nổi tiếng trong nước cũng như ngoài nước như: Ông Nguyễn Trung Thẳng – Chủ tịch HĐQT Masso Group, Ông Nguyễn Đăng Duy Nhất – Chủ tịch CMO Council Việt Nam, Ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tôn Hoa Sen, Ông Vũ Minh Trí – TGĐ Microsoft Việt Nam,….

(Ong Nguyen Dang Duy Nhat dang dien thuyet ve Vietnam Branding and Digital Marketing)

Tại diễn đàn, ông Nguyễn Trung Thẳng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Masso Group nhận định: “Việt Nam đã đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo. Điều còn lại là tiếp thị tạo ra giá trị, truyền thống và thực thi giá trị. Chúng ta đã tạo ra giá trị hạt gạo Việt nam, chúng ta đã đưa hạt gạo Việt Nam đến tay nhiều người tiêu dùng và tập trung xây dựng thương hiệu gạo Việt. Giống như Thái Lan khi tạo ra thương hiệu, hạt gạo sẽ có giá cao”.

Theo các đại biểu, để xây dựng và phát triển được thương hiệu lớn mạnh, doanh nghiệp cần đảm bảo các yếu tố cần thiết như: sản phẩm phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, phải tạo ra sự khác biệt và hướng tới lợi ích cộng đồng….

Diến đàn Thương hiệu Việt Nam đã nhận được sự quan tâm của đông đảo Doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành hàng, các nhà hoạch định chính sách và cơ quan báo chí truyền thông. Đây là một trong những hoạt động được đánh giá cao trong chuỗi hoạt động của Chương trình Thương hiệu Quốc gia 2013. /.
(Vietnam Value Bulletin)

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Ngày Doanh Nhân Việt Nam và Quốc Tang Đại Tướng

Ngày Doanh Nhân Việt Nam trùng ngày Quốc Tang của Đại Tướng. Global Elite đã kết hợp 2 sự kiện này thành một lời chúc: "Tạo ra lợi nhuận, văn hóa võ. Trách nhiệm xã hội, võ hóa văn". Chúc các doanh nhân Việt Nam là các Đại Tướng Kinh Tế!

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

Lòng tin doanh nghiệp vào tư vấn: Cần nỗ lực từ hai phía

Điều quan trọng nhất để giải quyết lòng tin của doanh nghiệp đối với tư vấn là cần sự nỗ lực từ cả hai phía.

Tấm gương
Tại Diễn đàn tư vấn quản trị 2013 diễn ra ở TP.HCM gần đây, bà Tiêu Yến Trinh (Tổng GĐ Talentnet Corporation) nhận định: “Trong hầu hết quyết định đầu tư của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp tự làm, khả năng thành công là 70%, chính tư vấn mang đến 10-30% còn lại. Như vậy cần lưu ý, tư vấn là để làm gia tăng khả năng gặt hái thành công chứ không phải để làm thay cho doanh nghiệp”. Không ai hiểu doanh nghiệp bằng chính ban lãnh đạo và những người đang làm việc tại doanh nghiệp, còn dịch vụ tư vấn như tấm gương để soi thấy những điều mà doanh nghiệp không thể tự mình nhìn thấy được. Ngoài ra, trên thực tế, doanh nghiệp cần chấp nhận một sự thật: Vấn đề nào cũng có giải pháp, nhưng giải pháp nào rồi cũng sẽ có vấn đề. Mặt khác, một chiến lược đúng, giải pháp đúng chưa chắc đã tạo ra kết quả như mong đợi vì quá trình thực thi ý tưởng tư vấn quan trọng không kém. Vì vậy, khi tìm đến tư vấn, doanh nghiệp không cần “đón rước” những người giỏi nhất, mà cần nhận diện đâu là nhà tư vấn có thể bổ khuyết đúng cái mà doanh nghiệp đang cần.
 Không ai hiểu doanh nghiệp bằng chính ban lãnh đạo và những người đang làm việc tại doanh nghiệp - d
Không ai hiểu doanh nghiệp bằng chính ban lãnh đạo và những người đang làm việc
tại doanh nghiệp - Ảnh: Diệp Đức Minh
 
Trong hầu hết quyết định đầu tư của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp tự làm, khả năng thành công là 70%, chính tư vấn mang đến 10-30% còn lại. Như vậy cần lưu ý, tư vấn là để làm gia tăng khả năng gặt hái thành công chứ không phải để làm thay cho doanh nghiệp
Bà Tiêu Yến Trinh
Mặt khác, khi nhà tư vấn làm việc, doanh nghiệp cần cử người tham gia thường trực để cung cấp những thông tin mà nhà tư vấn cần, đồng thời tìm hiểu thấu đáo các giải pháp tư vấn. Doanh nghiệp không nên giao toàn bộ công việc cho nhà tư vấn. Nếu không, đến khi kết thúc công việc, nhà tư vấn rút đi, khoảng trống được tạo ra quá lớn, kết quả lại không như mong đợi. Cuối cùng, doanh nghiệp cần thấu hiểu: “Nhà tư vấn cũng như bác sĩ: có tin thì mới dùng, đã dùng thì phải tin”.
Lòng tin ai bán mà mua
Trong khi đó, để gây dựng lòng tin cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Đăng Duy Nhất (Chủ tịch CMO Council Việt Nam, Giám Đốc Điều Hành Công ty Tư Vấn Chiến Lược Tinh Hoa Toàn Cầu) nhận định ba yếu tố căn bản mà nhà tư vấn cần trau dồi, đó là sự hiểu biết, sự trải nghiệm và kỹ năng mềm. Nhà tư vấn phải nắm vững chuyên môn trong lĩnh vực mình tư vấn, phải tự tích lũy kinh nghiệm thông qua những bài học xương máu thực tế, đồng thời không ngừng rèn luyện kỹ năng truyền tải ý tưởng tới doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Minh Triết (Giám đốc điều hành Strategy Asia Group) chia sẻ hai tố chất mà nhà tư vấn cần chú trọng là chuyên môn và con người. Nếu quyết định lựa chọn nhà tư vấn căn cứ trên nền tảng lý và tình, thì “chuyên môn giỏi” mang đến lòng tin về mặt lý, còn “con người tốt” giúp củng cố cái tình giữa nhà tư vấn và doanh nghiệp.
Chính vì thế, chuyên gia tư vấn chiến lược Lý Trường Chiến nhận định về thách thức đối với tư vấn để có được lòng tin doanh nghiệp là: “Không có gì có ý nghĩa, có giá trị và đáng tôn trọng mà dễ dàng có được”.
MBA Huỳnh Thị Minh Châu