Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Global Elite đi tiên phong trong phát triển Dịch Vụ Executive Coaching

Dịch vụ Executive Coaching đã có từ rất lâu trong hàn lâm và thực tiễn quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên tại Việt Nam đây là một lãnh vực khá mới mẻ. Từ năm 2010 đến nay, Global Elite đã đi tiên phong trong phát triển dịch vụ Executive Coaching cho các cấp lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) của Việt Nam. Mô hình Coaching của Global Elite được tích lũy từ những tinh hoa coaching hiện đại đã được áp dụng thực tiễn thành công ở các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới. Với phương pháp hiện đại được thích nghi phù hợp với văn hóa kinh doanh của Việt Nam, Global Elite đang là một trong những thương hiệu có uy tín về Executive Coaching tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Liên hệ: globalelitecorp@gmail.com để biết thêm chi tiết.

Coaching được sử dụng để làm gì? Tại sao nên sử dụng Coaching?

Coaching được s dng để làm gì?
Cải thiện năng suất: Coaching giúp những cá nhân cải thiện năng suất của họ thông qua việc phát triển những cách thức họ sử dụng những kỹ năng và kiến thức. Điều này rất cần thiết bởi vì họ không áp dụng những kỹ năng, kiến thức đó theo một tiêu chuẩn được yêu cầu hay bởi vì họ được yêu cầu sử dụng chúng trong một hoàn cảnh hoàn toàn mới.
Chuyển hóa kiến thức: khi đã tham dự một khóa huấn luyện để học những kiến thức và kỹ năng mới, thì Coaching rất hữu ích để hỗ trợ cho mỗi cá nhân áp dụng và củng cố kiến thức đó.
Bổ nhiệm nhân viên mới: Coaching cũng tỏ ra hiệu quả trong việc giúp nhân viên thiết lập một vai trò mới bất kể họ được tuyển từ bên trong hay bên ngoài công ty.
Quản lý nhân tài: những cá nhân đã được xác định là có chí hướng cao hay lãnh đạo tương lai sẽ được hưởng lợi từ Coaching để giúp chuẩn bị cho sự nghiệp của họ trong tương lai.
Hỗ trợ những nhà quản lý hiện tại; Executive Coaching được dùng cho những nhà quản lý cấp cao bởi vì nhu cầu phát triển của họ rất chuyên biệt và đơn nhất đối với chính họ và tổ chức.
Phát triển kỹ năng mềm: Coaching đặc biệt rất hiệu quả khi giải quyết những kỹ năng mềm bởi vì không cứng nhắc và nhanh chóng trong việc thực hiện, Coaching mang tới cơ hôi để bàn luận về hành vi và sự ảnh hưởng trong một môi trường tương trợ và không phê phán.
Tại sao nên sử dụng Coaching?
  • Coaching nhắm vào việc đáp ứng nhu cầu cá nhân, do vậy có thể nói rằng nó có thể cho kết quả ngay lập tức.
  • Nó có thể cho phép người được huấn luyện áp dụng những kỹ năng của họ, kiến thức và hành vi vào trong tình huống thực tế, do đó gia tăng sự hiệu quả của việc đào tạo, phát triển ví dụ như họ có thể áp dụng những gì mới học được vào tình huống hiện tại hay sử dụng những kỹ năng vốn có theo một cách khác tốt hơn.
  • Coaching có thể thực hiện được vào thời điểm, địa điểm phù hợp với cả người được huấn luyện, quản lí của họ hay tổ chức, công ty.
  • Những chuyền trưởng có thể đóng vai trò là những người huấn luyện cho nhân viên của họ hay nhân viên khác trong công ty. Điều này cũng góp phần phát triển cả người chuyền trưởng và mang lại lợi ích chi phí cho tổ chức.
  • Sự huấn luyện đồng cấp (Peer Coaching) là cách tốt để nâng cao hiệu suất trong khi vẫn khuyến khích việc học hỏi và phát triển lẫn nhau.
  • Coaching có thể được sử dụng để giải quyết nhanh chóng các trường hợp thay đổi trong các tổ chức và do đó nó có thể giúp hỗ trợ bất kỳ sự thay đổi lớn nào diễn ra.
  • Coaching có thể hỗ trợ mỗi cá nhân những người phải đưa ra những quyết định hay đối mặt với những tình huống phức tạp – nó cung cấp một môi trường để thử nghiệm các ý tưởng mới trong môi trường an toàn và tương trợ lẫn nhau.
  • Nó cung cấp cho mỗi cá nhân cơ hội để xem xét, nhìn nhận lại hiệu suất hiện tại của họ và xác định những phần càn phát triển.
  • Bản chất của mối quan hệ trong Coaching sẽ làm cho người được hướng dẫn cảm thấy có họ đáng giá, được hỗ trợ và thấy rằng những nhà tuyển dụng đang thật sự quan tâm sâu sắc đến sự phát triển cá nhân họ.
Làm thế nào để Coaching được thc hin hiu qu?
  • Phải chắc chắn rằng Coaching là phương pháp phát triển chính xác bằng cách tiến hành một bản đánh giá kỹ năng hiện tại của người học – nếu những người được huấn luyện không có những kỹ năng cơ bản và kiến thức trước khi bắt đầu Coaching, người huấn luyện có thể cảm thấy tự họ bị cắt ra khỏi mô hình huấn luyện, khi họ có thể chưa kịp chuẩn bị. Coaching là một lựa chọn ưu tiên khi bạn có thể trả lời “Có” với những câu hỏi sau:
- Người tham gia có đủ kỹ năng và kiến thức để tham gia vào nhiệm vụ này không?
- Người tham gia có thể sử dụng những kiến thức hay kỹ năng này trong tương lai gần không?
- Nếu người này được làm việc trên cơ sở 1 đối mặt với 1, nó có thể giúp họ nâng cao hay phát triển khả năng?
  • Xác định ý nghĩa của khái niệm Coaching – Coaching thường bị lẫn lộn với Mentoring, Couselling hay Line management, do vậy những kỳ vọng và nhận thức về quá trình có thể bị sai lệch ngay từ đầu.
  • Chọn đúng người huấn luyện cho từng người học để đảm bảo rằng mối quan hệ sẽ được phát triển một các hiệu quả. Thiết lập quan hệ quan trọng là phải đảm bảo tính trung thực, thông tin 2 chiều và phản hồi hiệu quả. Cân nhắc kỹ càng việc sử dụng một người huấn luyện từ bên ngoài.
  • Cung cấp sự huấn luyện một cách kịp thời, tức là sẽ chỉ cung cấp trước khi người được huấn luyện được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ hay sử dụng kỹ năng mà quá trình Coaching tập trung vào.
  • Thiết lập những quy tắc nền tảng cho mối quan hệ Coaching và xác định quá trình mà nó sẽ diễn ra. Tạo một bản hợp đồng Coaching bao gồm vai trò và trách nhiệm của người huấn luyện và người được huấn luyện cũng như là quá trình thông tin chi tiết đến bộ phận thứ 3 như chuyền trưởng, phòng Nhân Sự và đồng nghiệp. Hợp đồng Coaching nên bao gồm những mục tiêu học tập đã được thống nhất và hiệu suất kỳ vọng ở đầu ra cũng như là ước tính những phương pháp sẽ sử dụng.
  • Xác định thời gian cho người huấn luyện và người được huấn luyện chuẩn bị cùng với thời gian cho cả giai đoạn Coaching.
  • Xác định không gian thuận tiện và riêng tư có thể dùng cho quá trình Coaching
Mô hình GROW
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà lãnh đạo là huấn luyện và đào tạo (coaching) nhân viên để họ làm việc đạt hiệu quả cao nhất. Với vai trò này, nhà lãnh đạo sẽ giúp nhân viên cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định tốt hơn, học được những kỹ năng mới và thăng tiến trong sự nghiệp.
Không phải nhà lãnh đạo nào cũng có may mắn được đào tạo bài bản về kỹ năng huấn luyện nhân viên và đa phần để có được kỹ năng này họ đều phải tự học. Điều này nghe có vẻ nản lòng. Tuy nhiên, nếu bạn nắm được một số phương pháp chính yếu, tìm cơ hội để thực tập và tin vào khả năng của mình, bạn có thể trở thành một người huấn luyện tốt và giúp tăng hiệu quả làm việc của đội nhóm do bạn quản lý.
Một trong những phương pháp hữu ích để huấn luyện nhân viên là sử dụng mô hình GROW. Đây là từ viết tắt của Goal (Mục tiêu), Current Reality (Thực tại), Options (Giải pháp) và Will (Ý chí).
Mô hình GROW là gì?
Bạn có thể hình dung mô hình GROW giống như kế hoạch bạn lập cho một chuyến hành trình quan trọng. Đầu tiên, bạn cần lập lộ trình chuyến đi. Dựa trên lộ trình này, bạn giúp các thành viên trong nhóm quyết định địa điểm họ định đến (mục tiêu) và xác định vị trí hiện nay của họ (thực tại). Sau đó, bạn suy nghĩ những cách thức khác nhau (lựa chọn giải pháp) để thực hiện chuyến đi. Ở bước cuối cùng (hun đúc ý chí), bạn cần bảo đảm tất cả thành viên nhóm của bạn đều quyết tâm thực hiện chuyến đi và chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống và trở ngại họ gặp trên đường. 
1. Thiết lập mục tiêu:
Đầu tiên, bạn cùng với các thành viên khác trong nhóm sẽ xác định các mục tiêu cần đạt được. Mục tiêu này cần cụ thể, đo lường được và có tính hiện thực. Ớ bước này, bạn có thể sử dụng một số câu hỏi sau: 
“Làm cách nào bạn biết mình đã đạt được mục tiêu?”
“Làm cách nào bạn biết mình đã giải quyết được vấn đề?”
2. Xem xét, đánh giá hiện trạng công việc: 
Hãy yêu cầu các thành viên trong nhóm cho bạn biết tình trạng công việc của họ. Bạn phải nắm chắc điều này thì mới có thể cùng họ tìm ra giải pháp được. Ở bước này, bạn có thể sử dụng một số câu hỏi sau:
  - “Tình hình hiện nay ra sao?”
  - “Làm gì, ai làm, làm khi nào và bao lâu một lần”
  - “Tác động hoặc kết quả của một hành động nào đó?”
3. Tìm kiếm giải pháp:
Một khi bạn và nhân viên đã nắm được tình trạng hiện nay của công việc, hãy bắt đầu tìm kiếm tất cả những giải pháp khả dĩ để giải quyết vấn đề rồi cùng bàn bạc. Đương nhiên, bạn sẽ phải đưa ra giải pháp của riêng bạn. Tuy nhiên, hãy để nhân viên của bạn đưa ra giải pháp trước cũng như cho họ cơ hội để trình bày ý kiến.  
 Ở bước này, bạn có thể sử dụng một số câu hỏi sau:
  - “Các anh (chị) còn có thể làm gì nữa?”
  - “Ưu và nhược điểm của mỗi giải pháp?” 
  - “Bạn dựa vào yếu tố nào để xem xét, đánh giá cơ may thành công của các giải pháp?”
4. Hun đúc ý chí:
Sau khi xem xét, đánh giá tình hình thực tế và tìm giải pháp, thành viên trong nhóm của bạn đã hình dung một rõ ràng cách thức họ có thể đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, như thế vẫn chưa đủ. Bạn cần giúp họ có được lòng quyết tâm, ý chí và động lực để biến chúng thành hành động cụ thể. Hãy hỏi họ những câu sau: 
- Vậy thì bạn sẽ làm gì vào thời điểm hiện tại? 
- Điều gì có thể khiến ngăn trở bạn tiến hành công việc? 
- Bạn làm cách nào để vượt qua trở ngại này? 
- Việc này có giúp bạn đạt được mục tiêu không? 
- Xác suất thành công của giải pháp này có cao không?
- Bạn còn muốn làm việc gì khác nữa?
3 bí quyết để áp dụng mô hình hiệu quả
1.Ý thức rõ vai trò của bạn  
Trên lý thuyết, khi áp dụng mô hình GROW, người huấn luyện không đóng vai trò một chuyên gia mà là người gợi mở để người được huấn luyện có thể thoải mái trình bày ý kiến, giúp họ chọn được giải pháp tốt nhất, chứ không cho họ lời khuyên hay sự định hướng nào.
Tuy nhiên, nếu bạn là nhà lãnh đạo thì mọi việc sẽ khác. Nhiệm vụ của bạn là phải cung cấp cho nhân viên những kiến thức mới và định hướng để nhân viên chọn được những giải pháp tốt nhất cho tổ chức.
2. Hãy tập giải quyết những vấn đề của bạn trước
Phương pháp lý tưởng để thực tập sử dụng mô hình GROW là hãy dùng nó để giải quyết những vấn đề bạn gặp trước. Nhờ vậy, bạn sẽ học được cách hỏi những câu hữu ích nhất. Hãy ghi lại những câu hỏi này để sử dụng trong những lần bạn huấn luyện cho nhân viên trong tương lai.
3. Đặt những câu hỏi hay và lắng nghe người khác kỹ càng 
Hai kỹ năng quan trọng nhất của một chuyên gia huấn luyện là đặt câu hỏi và lắng nghe. Bạn không nên đặt những câu hỏi đóng kiểu: “Việc này có gây khó khăn gì cho anh (chị) không?”… mà hãy đặt những câu hỏi mở như: “Việc này gây ra những ảnh hưởng gì đến anh (chị)?”… Ngoài ra, bạn nên để nhân viên nói trong phần lớn thời gian còn bạn thì chú ý lắng nghe họ. Bạn không nên hỏi liên tục mà nên có khoảng dừng để nhân viên (và cả bạn) có thời gian suy nghĩ.
(Theo mindtools.com)

Tổng Giám Đốc Global Elite Consulting Corporation nói chuyện tại Hội thảo Marketing in the downturn


Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

Digital Marketing will boom in 2013

Chris Horton – một nhà sáng tạo nội dung của Công ty SyneCore Technologies (chuyên về tư vấn chiến lược tiếp thị, có trụ sở ở Minneapolis, Hoa Kỳ) đã nêu ra các xu hướng mới trong tiếp thị bằng kỹ thuật số sẽ phát triển mạnh từ năm 2013.



1. Sự phát triển mạnh của tiếp thị di động. Trong năm 2012, hơn 800 triệu chiếc điện thoại di động và máy tính bảng đã được bán ra. Do ngày càng có nhiều người tiêu dùng lướt web qua các thiết bị di động, các “tài sản trực tuyến” của doanh nghiệp (bao gồm trang web, các kết nối qua các mạng truyền thông xã hội và các nội dung trực tuyến) cần có khả năng chạy một cách dễ dàng và thân thiện với người sử dụng trên nhiều loại thiết bị di động với đủ kiểu cách, hình dáng và kích cỡ khác nhau. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp sẽ ưu tiên thực hiện các chiến dịch tiếp thị đối với các thiết bị di động trước, sau đó mới sử dụng các kênh tiếp thị khác.
2. Các doanh nghiệp tăng cường khai thác các kênh truyền thông xã hội. Trong năm 2013, ngay cả các doanh nghiệp lớn có mặt trong danh sách Fortune 500 cũng sẽ ứng dụng kênh truyền thông này cho mục đích tiếp thị. Ngày càng có nhiều người tiêu dùng tìm thông tin trên các trang web xã hội để giải quyết các vấn đề cá nhân và ra quyết định mua sắm. Do đó, các doanh nghiệp sẽ tăng cường sử dụng kênh truyền thông này để tương tác tức thời với mọi khách hàng.
Dù lớn hay nhỏ, hầu như công ty nào cũng đều sẽ phải tích hợp các kết nối đến các mạng xã hội vào trang web, thư điện tử và các chương trình tiếp thị qua thiết bị di động của mình. Các mạng xã hội có đặc thù riêng như Google+ (dành cho tìm kiếm thông tin), YouTube (dùng để chia video), Pinterest (chuyên về mua sắm) và LinkedIn (giúp các cá nhân và tổ chức xây dựng nhãn hiệu) sẽ tiếp tục phát huy được thế mạnh và được các doanh nghiệp khai thác nhiều hơn.
3. Người tiêu dùng sẽ tiếp tục làm chủ các kênh truyền thông xã hội, thế giới di động và những ứng dụng mang tính địa phương. Các loại điện thoại di động và máy tính bảng giúp họ làm tốt điều đó. Những ứng dụng mang tính địa phương, các bài viết nhận xét về hàng hóa và thị trường của người tiêu dùng cũng sẽ góp phần tạo thêm sức mạnh cho chính họ. Khi nghĩ đến trải nghiệm của người tiêu dùng, các công ty cần phải xem xét các yếu tố như tính liên quan, sự tiện lợi, đơn giản và tính thời sự.
4. Tiếp thị bằng nội dung mang tính cá nhân cao hơn. Với sự hỗ trợ của các thiết bị di động, người tiêu dùng sẽ đòi hỏi nhiều thông tin mang tính cá nhân và gần gũi với họ hơn. Vì vậy, các nhãn hiệu buộc phải cố gắng tạo ra những nội dung phù hợp với hoàn cảnh của khách hàng mục tiêu, thỏa mãn được các nhu cầu, mong muốn của họ.
5. Thay đổi trong cơ chế truy xuất thông tin tối ưu của các trang tìm kiếm. Các trang web tìm kiếm thông tin như Google sẽ chuyển sang các thuật toán dựa trên bối cảnh và nội dung để truy xuất các kết quả tìm kiếm, chứ không dựa trên quy trình như trước.
6. Các doanh nghiệp nhỏ có cơ hội tiếp cận các nguồn dữ liệu lớn. Thông qua các kênh tiếp thị di động và các trang web xã hội được địa phương hóa, các doanh nghiệp nhỏ sẽ có nhiều cơ hội khai thác các thông tin thu thập được để vận dụng vào các chiến lược tiếp thị mà không tốn nhiều chi phí.
7. Truyền thông nghe và nhìn sẽ được sử dụng để gắn kết khách hàng. Hình thức chia sẻ các đoạn phim video trên mạng (viral video) hoặc hội thảo trực tuyến (webinar) đã được các doanh nghiệp sử dụng từ lâu. Trong năm 2013, họ sẽ tiếp tục khai thác các công cụ nghe, nhìn để thực hiện các chiến lược tiếp thị bằng nội dung và tạo được sự gắn kết chặt chẽ hơn với khách hàng.
Doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả tiếp cận với người tiêu dùng bằng cách tạo ra một khối lượng lớn các nội dung đặc sắc, gần gũi với những gì mà người tiêu dùng quan tâm và chuyển tải đến họ qua nhiều kênh thông tin, sao cho việc tìm kiếm, sử dụng và chia sẻ thông tin với mọi người thật thuận tiện.
Kế đến, doanh nghiệp cần phải quan tâm khai thác các phản hồi của khách hàng và sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để điều chỉnh kịp thời các thông điệp tiếp thị sao cho phù hợp với nhu cầu vốn dĩ thường xuyên thay đổi của từng phân khúc khách hàng mục tiêu. Theo Horton, một khi làm tốt những điều nói trên thì doanh nghiệp đã thực hiện chiến lược tiếp thị tổng hợp bằng kỹ thuật số một cách hiệu quả.
Horton - Marketing expert

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

Xu huong Marketing 2013


Lắng nghe quan điểm của 15 CMO để có cái nhìn đa chiều hơn về xu hướng Marketing trong năm 2013.
“Một nữa ngân sách dành cho quảng cáo bị phí phạm. Vấn đề là tôi không biết đó là nửa nào” –1902, John Wanamaker – cha đẻ của quảng cáo hiện đại.
Câu nói trên vẫn còn phù hợp cho tới ngày này. Vì theo 2012 State of Marketing report của Chief Marketing Officer Council (hội đồng CMO), 27% nói rằng TV là kênh có ảnh hưởng mạnh nhất, 44% nói công cụ tìm kiếm là hiệu quả. Bản báo cáo cũng nói các nhà điều hành rất chú ý tới công cụ tìm kiếm và social meida nhưng không hài lòng với kết quả chúng đem lại. Khoảng 50% nói rằng chiến lược Online Marketing sẽ là một thách thức lớn trong năm tới.
Họ còn nói những gì nữa? Liệu có đồng quan điểm với John Wanamaker không? Dưới đây là điều 15 CMO nói về Digital Marketing trong 2013:
1. Thuật toán đám mây, big data và công cụ dashboard sẽ kết hợp lại để cung cấp cho marketer cái nhìn toàn diện hơn về các điểm tiếp xúc với khách hàng (consumer touch point)– Lisa Archambault, Manager, Display Marketing, Zappos Development, Inc.
2. Ngày càng nhiều công ty sẽ bắt tay vào việc tích hợp các nền tảng online vào trải nghiệm toàn diện của người dùng. . – Mike Ashton, Managing Director ABCG.
3. B2B sẽ thành xu hướng của năm 2013 bởi vì người bán cho doanh nghiệp nhận ra có một cơ hội lớn để phản ứng phù hợp với sự nhạy cảm của cầu tiêu dùng (, đồng thời sử dụng được một số chiến lược từ thế giới B2C. Sean Cook, CEO, Shop Visible.
4. Rất ít doanh nghiệp biết sử dụng sức mạnh của video. Video đem đến sự quay trở lại của khách hàng nhiều hơn, và tạo ra sự nhắc nhở nhiều hơn gấp 5 lần so với quảng cáo in (theo TubeMogul) – Stacey Coopes, CEO, Ford Direct.
5. Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy sự liên kết chặt hơn giữa sales và hệ thống marketing, điều sẽ tạo ra sự tập trung tốt hơn vào trải niệm được cá nhân hóa cho cả inbound và outbound marketing.– Eduardo Conrado, Chief Marketing Officer, Motorala.
6. Nhờ có Digital Marketing, marketer sẽ có rất rất nhiều dữ liệu về hành vi trên mạng. Dữ liệu về conversion (chuyển đổi) sẽ được ghi lại chính xác, sử dụng tốt cho việc tính ROI – Gabe Delporta, CMO, Lending Tree.
7. Tôi mong đợi nỗ lực “tạo ra một sự đo lường có ý nghĩa” sẽ cho ra sản phẩm là một GRP (Gross rating point) cho các công cụ quảng cáo online – – Patrick Dolan, EVP and COO, IAB.
8. Xu hướng là ít tập trung về công nghệ hơn và nghiêng về nội dung, sự chuyển tải thông điệp và sự phối hợp trong chiến dịch Marketing – truyền thông – Susan Helstab, VP-Marketing, Four Season.
9. CIO và CMO cần làm việc với nhau để tạo sự đổi mới như làm chủ chiến lược quản lý dữ liệu, social media, xây dựng hệ thống cho sự tương tác để chúng ta có thể tiếp cận được khách hàng thông qua kênh và thiết bị mà họ chọn. CIO và CMO sẽ trở thành nhà đồng thiết kế trải niệm khách hàng của công ty. – Jon Iwate, SVP, Marketing and Communication – IBM.
10. Sự phù hợp của thông điệp sẽ được cải thiện trên các kênh digital và social, và cả khả năng tạo sự tương tác… sẽ có phản hồi ngay lập tức dành cho bạn – Alfredo Martell, Senior VP, Marketing and Product Management, Caribou Coffee.
11. CMO đang lao đến Big Data. Khả năng phân tích dữ liệu và phân tích web sẽ trở thành xu hướng tuyển dụng cho các phòng marketing. “Đây là một chỉ thị từ trên, CEO nói với CMO: “sự ưu tiên của khách hàng là chìa khóa, vậy hãy đưa cho tôi những đo lường chuẩn xác, góc nhìn xác thực về chi tiêu marketing” – Liz Miller, VP of the CMO Council.
12. Trong năm tới, những CMO thành công sẽ biết cách tái kết hợp brand storytelling với xu hướng mới: marketing phân tích để cung cấp một kết nối tình cảm tạo ấn tượng với khách hàng – những người đang ngày càng miễn dịch với các thủ thuật marketing phân tích, như chọn mục tiêu và đưa coupon – – Deborah Op den Kamp, Executive Director, CMO, and Digital Consumer Practices, Russell Reynolds Associates.
13. Khái niệm SoLoMo – social, local, mobile – sẽ trở thành công cụ không chỉ cho chính chúng tôi mà cả các nhà cung cấp, đối tác của chúng tôi. – Stephen Quinn, CMO, Walmart.
14. Doanh thu sẽ đến từ lượt xem. IAB báo cáo rằng có sự tăng trưởng 23%/năm trong chi tiêu online vào quý một. Chúng tôi đang trải qua xu hướng dài hạn là khách hàng muốn sống online chứ không chỉ giao dịch online – Josh Shatkin-Margolis, CEO, Magnet.
15. Chúng tôi không tin vào digital marketing. Chúng tôi tin vào marketing trong thế giới số, và có một sự khác biệt rất lớn. – Clive Sirkin, Senior Vice President, Kimberly-Clark.

Nguyễn Đăng Duy Nhất
Chủ tịch CMO Council Worldwide in Việt Nam
(Nguồn State of Marketing 2012 Report by CMO Council)